VN30 lập đỉnh mới khi các cổ phiếu vốn hoá lớn như VIC, VHM, HPG... thu hút dòng tiền tham gia. Thị giá VIC hiện đã ở mức ba chữ số, đưa vốn hoá của Tập đoàn Vingroup lên hơn 400.000 tỷ đồng.
Sau giai đoạn tăng nóng, SSI cho rằng thị trường có thể chứng kiến mức độ biến động mạnh trong giai đoạn tháng 7, đầu tháng 8. Tuy nhiên chỉ số vẫn có thể lên mốc 1.500 điểm vào cuối năm.
VBMA cho biết, trong 6 tháng còn lại của năm 2025, ước tính sẽ có khoảng 131.601 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản.
Phiên giao dịch ngày 10/7, VN-Index vẫn chưa có dấu hiệu điều chỉnh sau giai đoạn tăng nóng. Tuy nhiên dòng tiền đã phân hoá hơn, hướng đến một số cổ phiếu trụ của thị trường.
Việc ông Đỗ Anh Tú bị khởi tố liên quan đến các gói trái phiếu do các doanh nghiệp trong hệ sinh thái Bamboo Capital phát hành và TPS đóng vai trò tổ chức tư vấn, đại lý phát hành...
Dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán vẫn rất hưng phấn, giúp VN-Index tiếp tục “bay cao”. Sau nhóm ngân hàng, bất động sản, thép, đến lượt nhóm chứng khoán được quan tâm, tâm điểm là SSI.
Nhờ các mảng kinh doanh đều tăng trưởng, TCBS báo lãi hơn 1.700 tỷ đồng trong quý 2/2025. Dư nợ cho vay ký quỹ của công ty ở mức kỷ lục gần 34.000 tỷ đồng.
Dù doanh thu đi lùi, Chứng khoán MB (MBS) vẫn duy trì đà tăng lợi nhuận với mức lãi ròng 490 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2025, tương đương 47% kế hoạch năm.
Phiên ngày 8/7, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng tích cực với sự hỗ trợ của khối ngoại. HPG tăng mạnh lên vùng giá cao nhất 3 năm.
Tháng 6/2025 ghi nhận giá trị phát hành trái phiếu theo tháng cao nhất kể từ năm 2022, đạt 94.000 tỷ đồng, tăng 36% so với tháng trước, trong đó hơn 80% là trái phiếu phát hành riêng lẻ của các ngân hàng.
MBS là công ty chứng khoán đầu tiên công bố kết quả kinh doanh quý II/2025, một số doanh nghiệp bán, huỷ cổ phiếu quỹ là những thông tin đáng chú ý sáng nay.
Novaland dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng và chào bán cổ phiếu cho người lao động với tổng số lượng gần 100 triệu đơn vị, tương ứng tăng vốn điều lệ thêm gần 1.000 tỷ đồng.
Với sự hưng phấn của cả dòng tiền nội lẫn khối ngoại, VN-Index đã chinh phục thành công ngưỡng 1.400 điểm. Nhóm ngân hàng là trụ cột để thị trường đi lên, trong đó tâm điểm là cổ phiếu SHB.
Do xu hướng chuyển từ toàn cầu hóa sang chủ nghĩa bảo hộ, HSG phải dịch chuyển cơ cấu tiêu thụ sản phẩm trọng điểm từ xuất khẩu sang thị trường nội địa.
Với dòng tiền hào hứng đổ vào nhóm bất động sản, VN-Index trở lại đà tăng và tiến sát mốc 1.390 điểm. Cổ phiếu FPT có đóng góp tích cực nhất cho thị trường, được khối ngoại gom mạnh.
Dù VN Index không giữ được sắc xanh, giảm 2,63 điểm, xuống còn 1.382 điểm ở thời điểm đóng cửa, nhưng sàn HoSE ngày 3/7 vẫn ghi nhận một phiên kỷ lục về thanh khoản.
Hội đồng xét xử tuyên không chấp nhận kháng cáo của Novaland về yêu cầu không tịch thu sung công quỹ số tiền 2.700 tỷ đồng mà Công ty Thiên Vương đã thanh toán cho ông Nguyễn Cao Trí.
Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán kỳ vọng thị trường sẽ được nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9 vì các điều kiện pháp lý để nâng hạng TTCK Việt Nam đã cơ bản hoàn tất.
Thị trường chứng khoán có phiên đầu tiên của tháng 7/2025 giao dịch với diễn biến chủ đạo là giằng co, rung lắc quanh ngưỡng 1.370-1.380 điểm, sắc đỏ lan rộng hàng trăm mã cổ phiếu.